Tạ Trung Kiên

CEO & Founder SMA Group

Digital Project Manager

Director of communications strategy

Content Creator

Tạ Trung Kiên

CEO & Founder SMA Group

Digital Project Manager

Director of communications strategy

Content Creator

Blog Kiến Thức

10 chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả nhất 2024

10 chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả nhất 2024

Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, nên giữ chân khách hàng là vấn đề mà bất kỳ ai kinh doanh cũng đều hướng đến. Nếu bạn đang tìm những cách duy trì mối quan hệ với khách hàng sau mỗi lần giao dịch, hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để khám phá những giải pháp, chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả nhé!

Giữ chân khách hàng là gì?

Giữ chân khách hàng là các hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng để tăng số lần khách hàng quay lại mua hàng và thu hút khách hàng tiềm năng nhằm mang lại lợi nhuận. Với những doanh nghiệp có khả năng giữ chân khách hàng trung thành cao, điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng đã quay lại mua sản phẩm nhiều lần.

Mục tiêu của việc giữ chân khách hàng là giúp công ty xây dựng mối quan hệ bền vững giữa thương hiệu và người dùng, từ đó tối đa hóa doanh thu.

Giữ chân khách hàng là gì?

Thành công trong việc giữ chân khách hàng cũ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, những khách hàng này còn giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm một cách tự nhiên đến gia đình, bạn bè, và người thân.

Đặc biệt, doanh thu từ những khách hàng lâu năm, thân thiết được coi là nguồn thu ổn định, giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường lâu hơn.

Có thể bạn quan tâm: Chu kì sống của sản phẩm là gì ? Top 3 chiến lược tốt nhất để kéo dài Product Life Cycle

Tầm quan trọng của giữ chân khách hàng

  • Ít tốn kém hơn 

Tìm kiếm khách hàng mới thường đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Khi thu hút khách hàng mới, bạn phải dành thời gian để thuyết phục họ về độ tin cậy của doanh nghiệp. Khi họ mua hàng, bạn cũng phải chi một phần lợi nhuận để kinh doanh. Ngược lại, chi phí liên quan đến việc giữ chân khách hàng cũ thường ít hơn vì họ đã có giao dịch với bạn trước đây.

  • Mua hàng nhiều hơn 

Giữ chân khách hàng có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu, một khách hàng có 27% cơ hội mua lại sau lần đầu tiên. Nhưng nếu bạn thúc đẩy họ mua lần thứ hai, cơ hội mua tiếp tăng lên đến 54%.

  • Ít nhạy cảm về giá hơn 

Một khi khách hàng đã có một vài trải nghiệm mua sắm tích cực với bạn, họ sẽ ít nhạy cảm hơn về giá cả hoặc biến động giá cả. Họ tin tưởng thương hiệu và họ sẽ hết lòng mua hàng của bạn bất kể giá cả có thay đổi hay không. 

Tầm quan trọng của giữ chân khách hàng

  • Người ủng hộ quảng bá thương hiệu 

Khi khách hàng đã có những trải nghiệm mua sắm tích cực, xác suất họ lan truyền những lời tốt đẹp về thương hiệu của bạn sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Các nghiên cứu cho thấy 84% người mua nói rằng họ tin tưởng các đề xuất từ ​​gia đình và bạn bè hơn các hình thức tiếp thị khác. Khi đó bạn sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào cho hình thức tiếp thị truyền miệng này.

  • Thử nghiệm các sản phẩm hoặc dịch vụ mới 

Khách hàng cũ thường sẵn sàng đón nhận một đợt ra mắt sản phẩm mới hoặc cập nhật thiết kế giúp sản phẩm/dịch vụ hiện tại trở nên hiệu quả và thân thiện hơn. Lời kêu gọi “hãy dùng thử sản phẩm mới nhất của chúng tôi” thường được đáp ứng với sự tham gia nhiệt tình.

10 chiến lược giữ chân khách hàng

Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp

Sở hữu dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp là một trong những chiến thuật giữ chân khách hàng quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến việc đưa ra quyết định khiến khách hàng có quay trở lại với thương hiệu hay không. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tạo ra một kết nối cá nhân hơn với mỗi khách hàng.

“Đừng để khách hàng một mình” vì bạn không thể chắc rằng trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn đã tạo ra đủ ấn tượng với khách hàng. Hãy khuyến khích lòng trung thành từ khách hàng bằng cách chia sẻ những điều họ quan tâm, tương tác với khách hàng với tần suất hợp lý bằng cách:

  • Tận tâm với sự hài lòng từ khách hàng
  • Phản hồi khách hàng ngay lập tức khi có vấn đề cần hỗ trợ
  • Chủ động nhận trách nhiệm, không đổ lỗi
  • Đảm bảo thực hiện những điều đã cam kết
  • Đưa ra chính sách hoàn trả tốt
  • Đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động

Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp

Với dịch vụ khách hàng chất lượng sẽ xây dựng được một lượng khách hàng trung thành quay trở lại. Đó là một trong những chiến lược duy trì quan hệ khách hàng mà doanh nghiệp cần áp dụng.

Cá nhân hóa 

Chiến lược này gây ấn tượng cho khách hàng có cảm giác họ là người “đặc biệt”. Từ lịch sử giao dịch của khách hàng mà doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại, xác định chân dung khách hàng để đưa ra cách thức tiếp cận phù hợp.

Với cách này doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản lý hành trình mua sắm của khách hàng thành viên, nhận biết dấu hiệu khách hàng rời bỏ dựa trên tỷ lệ mua hàng để tối ưu trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ và có cách giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.

Cá nhân hóa 

Nắm bắt cơ hội từ những lời phàn nàn/khiếu nại

Trong trường hợp tiếp nhận những lời phàn nàn, đánh giá không tốt từ khách hàng mà không có động thái giải quyết chính là doanh nghiệp đã tự làm mất đi khách hàng của chính mình. Hãy đảm bảo rằng những lời phàn nàn, khiếu nại của khách hàng sẽ được lắng nghe và giải quyết một cách tích cực để tạo ra sự thay đổi cần thiết.

Lắng nghe chính những lời phàn nàn của khách hàng như một chiến lược giữ chân khách hàng tuyệt vời. Doanh nghiệp thông qua đó giải quyết vấn đề và cho khách hàng biết rằng mình đang thực sự nỗ lực cải thiện vấn đề.

Có thể bạn quan tâm: Thị trường ngách là gì? 3 lưu ý khi tham gia thị trường này

Khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng

Đây là hoạt động nên được sử dụng thường xuyên, triển khai trước và sau khi khách hàng hoàn tất chu trình mua sắm sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin những sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp đã giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng và đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

Khảo sát, thăm dò ý kiến khách hàng

Chương trình quảng bá sản phẩm

Hoạt động quảng bá sản phẩm thường là những chương trình tiếp thị được thực hiện liên tục hoặc định kỳ, từ đó doanh nghiệp sẽ thực hiện được chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả.

Một số chương trình quảng bá sản phẩm phổ biến như: hoàn tiền mua sắm, giảm giá/khuyến mãi, tích điểm nhận thưởng, chương trình mua – tặng, bốc thăm, quay số…

Hãy thử nghiệm các hoạt động khác nhau để cân nhắc hình thức quảng bá sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất để giữ chân khách hàng và nâng cao lòng trung thành của họ.

Tiếp thị nội dung 

Đây là một hình thức giữ chân khách hàng tập trung vào việc sáng tạo và truyền tải nội dung cho đối tượng mục tiêu. Bạn có thể cung cấp những thông tin có giá trị, giúp khách hàng cảm thấy mình được tư vấn và tiếp thị được nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm bằng cách duy trì viết các blog, khởi chạy các chiến dịch tiếp thị thông qua email…

Tiếp thị nội dung 

Giới thiệu sản phẩm mới

Việc tạo và giới thiệu sản phẩm mới là yếu tố cơ bản trong việc giữ chân khách hàng, Thông qua chương trình này, khách hàng có thể làm biết tới các sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Giới thiệu đúng cách giúp khách hàng nhanh chóng sử dụng sản phẩm của bạn thay vì phải tự tìm kiếm.

Hỗ trợ khách hàng trên đa nền tảng

Người thông minh là người luôn biết cách chủ động, vì vậy để giữ chân khách hàng, bạn cần tìm đến khách hàng trước cả khi họ cần để cung cấp, hỗ trợ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Việc hỗ trợ khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn và đưa ra “hành động” mua hàng nhanh chóng.

Hỗ trợ khách hàng trên đa nền tảng

Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng đa kênh để phân chia kế hoạch marketing thành các chiến lược trả tiền và kiếm tiền theo những cách triển khai khác nhau. Qua đó kiếm tiền từ lượng tương tác, tăng traffic và tìm điểm chạm khách hàng.

Trao đổi và lắng nghe nhu cầu khách hàng 

Luôn lắng nghe và trao đổi với khách hàng về những băn khoăn, thắc mắc mà họ đang gặp phải cũng là một cách hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng.

Thông qua những cuộc trò chuyện, mọi khúc mắc về sản phẩm sẽ được tháo gỡ và tiến trình mua hàng của khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Trao quyền cho khách hàng 

Trao quyền cho khách hàng là cách bạn để cho khách hàng chủ động hơn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Một vài việc làm trong đó có thể kể đến như đặt trước sản phẩm, thanh toán online.

Một vài chuỗi cafe cũng đang áp dụng cách làm này để giữ chân khách hàng bằng việc đặt chỗ ngồi và thanh toán tiền đồ uống trước khi khách tới cửa hàng.

Trao quyền cho khách hàng 

Có thể bạn quan tâm: Chiến lược xúc tiến là gì? Quy trình xây dựng chiến lược xúc tiến hiệu quả

Lời kết

Bài viết trên mình đã cung cấp cho các bạn đọc những cách giữ chân khách hàng hiệu quả nhất. Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ rút ra cách phù hợp nhất để giữ chân khách hàng mục tiêu mà mình muốn để tăng trưởng doanh thu, cải thiện tình hình bán hàng cũng như mở rộng quy mô thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Digital Marketing, xin vui lòng liên hệ:
Tạ Trung Kiên – Digital Marketing
– Website: tatrungkien.vn
– Hotline: 0929.49.1111
– Fanpage chính thức: Tạ Trung Kiên – Digital Marketing 
– Email:  ceo@smagroup.vn
Taggs:
Related Posts
Mô hình kinh doanh là gì? 12 mô hình kinh doanh phổ biến, dễ sinh lời
Mô hình kinh doanh là gì? 12 mô hình kinh doanh phổ biến, dễ sinh lời

Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, việc xây dựng và phát triển một mô hình kinh…

Truyền thông thương hiệu là gì? Cách thức tạo chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả
Truyền thông thương hiệu là gì? Cách thức tạo chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả

Truyền thông thương hiệu là một yếu tố cốt lõi trong chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giúp…

Write a comment